Robot nguồn mở

Robot nguồn mở .

By Rachel Kremen

Công ty chuyên chế tạo robot Willow Garage đã bắt đầu một dự án 2 năm làm việc với mọi tổ chức trên thế giới về phần mềm ứng dụng mới cho robot PR2. Mười một đội công tác sẽ làm dự án riêng của mình nhưng chia sẻ mã nguồn cho nhau và cho tất cả mọi người. Mọi thứ tạo ra sẽ được nguồn mở hóa, người khác có thể dùng mã nguồn cho mục đích riêng của họ. PR2 chạy trên một nền tảng phần mềm gọi là Robot nguồn mở ( Robot Open Source) cũng do Willow Garage phát triển.

Mô phỏng theo robot Johnny 5 trong phim hoạt hình “Short Circuit”, robot PR2 có hai cánh tay khỏe nhưng làm được những việc khéo léo như lật các trang sách chẳng hạn. Tay robot thu nhận các dữ liệu về lực tác dụng vào nó, từ đó có phản ứng phù hợp. Robot được trang bị camera hình nổi, máy quét laser, các sensor đo quán tính và một loạt các công cụ khác giúp nó thu nhận dữ liệu về môi trường xung quanh để thực hiện một dải rộng các công việc từ đi lại trong phòng, mở cửa có khóa lò so.

Mỗi đội hướng tới mở rộng một kỹ năng của robot. Đội của trường đại học Stanford xây dựng phần mềm để robot lau bàn và dọn kho. Đội phòng thí nghiệm CSAIL của học viện MIT tập trung vào nhận dạng đồ vật và xếp dọn đồ tạp phẩm. Đội của công ty Bosch phát triển các kỹ năng cảm nhận môi trường. Đội của phòng thí nghiệm Pieter Abbeel, trường đại học California phát triển một phần mềm để robot biết gấp và xếp khăn gọn gàng.

Hình trên là cuộc họp báo video-conferencing. Eric Berger, đồng giám đốc của chương trình Robot cá nhân của Willow Garage đang giới thiệu robot PR2 đứng trên sàn bên cạnh.

Bản thân thiết bị video-conferencing này cũng là một loại robot.

Linux làm … kem và các hệ thống nhúng

Linux làm …. kem và các hệ thống nhúng.

Mùa hè nóng bức, kem là món giải khát ai cũng thích. Nhưng kem (và các loại thức ăn sẵn khác) cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một sản phẩm nguồn đóng, độc quyền y như Windows vậy. Bạn chỉ được ăn các loại kem cố định do các hãng sản xuất: đậu xanh, vani, sô cô la, … với liều lượng hương vị cũng cố định nốt.

Hãng MooBella quyết định “nguồn mở hóa” việc làm kem. Máy làm kem của MooBella với 12 loại hương vị, 3 phương thức pha trộn và 2 kiểu kem tạo nên 96 loại kem khác nhau.

Điều đặc biệt nữa là máy được điều hành bởi hệ điều hành Red Hat Linux, có một màn hình cảm ứng 15 inch. Khách hàng dùng tay chỉ trỏ trên các menu của màn hình để tự pha chế loại kem mình thích, sau 40 giây, cốc kem đã sẵn sàng. Xem đoạn video dưới đây.

Nhân chuyện cái máy làm kem này để nói tới một loại máy tính khác, rất phổ biến nhưng lại ít người để ý: các hệ thống nhúng (embedded systems).

Hệ thống nhúng là một loại máy tính chuyên dụng cho những nhu cầu đặc biệt được “nhúng” vào trong một hệ thống máy móc cơ khí nào đó. Ngược lại các máy tính PC, notebook, server là các máy tính đa dụng và có thể hoạt động độc lập. Trong một hệ thống nhúng cũng có mainboard, RAM, proccessor, phần mềm điều khiển và thậm chí cả hệ điều hành.

Hệ thống nhúng tồn tại khắp nơi: trong lò vi sóng, máy giặt, điện thoại di động, xe hơi cho đến những hệ thống lớn phức tạp điều khiển vũ khí (ví dụ xem tại đây), robot, xe tự hành thám hiểm mặt trăng, sao Hỏa, nói chung là các loại máy móc tự động.

Quy mô của thị trường này rất lớn. Hàng năm có hơn 6 tỷ bộ vi xử lý (processor) mới được đưa vào sử dụng. Trong đó phần dành cho các máy tính đa dụng chưa tới 2%.

Hệ thống nhúng nhỏ (đồ chơi, lò vi sóng, …) thì không cần hệ điều hành nhưng phải có lập trình điều khiển. Hệ thống nhúng lớn thì có hệ điều hành và phần mềm chuyên dụng chạy trên đó. Dưới đây là biểu đồ phát triển các loại hệ điều hành trong hệ thống nhúng.

http://www.linuxfordevices.com/c/a/News/Embedded-Linuxs-growth-slows-study-finds/

Trong một cuộc điều tra thị trường gần đây, hệ điều hành nguồn mở chiếm khoảng 23-25% thị trường.

http://www.linuxfordevices.com/c/a/News/Linux-still-top-embedded-OS/

Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, thị trường hệ thống nhúng càng ngày càng phát triển. Vì vậy những ai chuyên tin, lo sợ cho tương lai bị đám mây điện toán làm cho u ám nên quan tâm đến chuyên ngành lập trình hệ thống nhúng. (nếu có đủ khả năng). Ví dụ một cuốn sách về hệ thống nhúng xem tại đây

Đàn ghita Linux.

Linux Guitar, a rocking toy

Posted May 9th, 2010 by cool

Đây là một cây đàn ghita số không dây.

Người thiết kế ra nó gọi nó là “đàn ghita số – digital guitar”. Nó không phải là ghita điện mà là thiết bị để tạo ra nhạc số (digital music).

Cây đàn ghita này dùng bộ vi xử lý AMD Geode, chạy hệ điều hành Gentoo Linux, có cổng MIDI và cổng Ethernet để kết nối với các thiết bị ngoài.

Giao diện là màn hình LCD cảm ứng (touchpad) có 5 dây sensor cảm ứng điện trở. Vì có Gentoo Linux nên đàn này có nhiều phím bấm hơn cây ghita thường và có thể làm được nhiều thứ hơn ghita. Trong đàn có một bộ tổng hợp âm (synthesizers) chạy trên Linux nên đàn có thể biến thành một studio nhạc cầm tay.

Cây ghita này thực sự là một bộ điều khiển nhạc MIDI, vì vậy khả năng âm nhạc của nó chỉ bị giới hạn bởi các thiết bị nhạc nối vào cổng MIDI của nó và bởi khả năng âm nhạc của bạn.

Điều làm tôi thích nhất là có thể lập trình để đàn tự chơi.

Giá hiện chưa có nhưng có lẽ không quá đắt và xứng đáng được chờ đợi.

xem nhiều thông tin hơn tại misadigital

BAE Systems dùng MontaVista Linux điều khiển các hệ thống súng.

BAE Systems dùng MontaVista Linux điều khiển các hệ thống súng.

By Colin Holland Embedded.com

(01/21/10, 04:26:00 AM EST)

(Trong một post trước có nói rằng “ Linux là vua trong lĩnh vực các thiết bị nhúng ”. Các thiết bị (hoặc hệ thống) nhúng – embedded devices – là những thiết bị điện tử điều khiển bằng phần mềm trong các phương tiện vận tải, đồ dùng gia dụng (máy giặt, tủ lạnh, đồ chơi, điều hòa nhiệt độ, …), khí tài quân sự, … Dưới đây là một ví dụ).

LONDON — Hãng sản xuất vũ khí BAE Systems Bofors (Karlskoga, Sweden) đã chọn MontaVista Linux để điều khiển các hệ thống pháo mặt đất và pháo trên tàu chiến mới nhất của hãng. Việc chọn bộ phần mềm Linux nhúng thương mại này nhằm mục đích lập trình nhanh và có sự hỗ trợ dài hạn mà các ứng dụng quân sự yêu cầu.

Theo công ty MontaVista, khi BAE bắt đầu lựa chọn nền tảng phần mềm cho các hệ thống mới pháo mặt đất và pháo trên tàu của họ, họ xem xét cả các hệ điều hành thời gian thực (Real-time Operating System – RTOS) truyền thống và các giải pháp phần mềm nguồn mở như Linux.

Vì các hệ thống pháo mới dùng các bộ vi xử lý tiêu chuẩn, các phần cứng thương mại có sẵn và một số phần cứng riêng của hãng nên có rất nhiều phương án hệ điều hành và môi trường phát triển ứng dụng để chọn lựa. ( Hiện có gần 100 hệ điều hành thời gian thực, xem tại đây). Do bản chất sản phẩm, BAE cần một nền tảng tin cậy và có chất lượng cao nhất.

Cuối cùng BAE quyết định chọn Linux làm môi trường phát triển và dùng hệ điều hành MontaVista Linux Professional Edition. MontaVista nói họ được chọn vì chất lượng thương mại, sự hỗ trợ dài hạn và số các nền tảng phần cứng mà MontaVista Linux hỗ trợ. Chọn MontaVista, BAE có thể nhanh chóng nâng cao kỹ năng và tài năng đội chuyên gia Linux của họ và có cộng đồng Linux rộng lớn.

“ Các khách hàng quân sự cần hệ thống có chất lượng tốt nhất, hỗ trợ dài hạn. Đồng thời, BAE cũng cần một môi trường phát triển cho phép xây dựng nhanh các hệ thống mới thỏa mãn nhu cầu khách hàng,” Mikael Alfredsson, giám đốc thiết kế điện & điện tử của BAE nói. “Bằng cách chọn MontaVista chúng tôi có thể thực hiện các mục tiêu đó với một hệ điều hành nguồn mở chất lượng cao nhất, phát triển phần mềm nhanh và có sự hỗ trợ dài hạn từ các chuyên gia Linux.”

Không quân Úc đào tạo phi công bằng thiết bị nguồn mở

Không quân Úc chi 1,7 triệu USD cho thiết bị mô phỏng bay dùng Linux

Đăng trên itnews.com.au
By Munir Kotadia
Aug 31, 2009 6:08 AM
Tags: defence | linux | opteron | flight | simulator

Nền đồ họa cũng là nguồn mở

Lực lượng quốc phòng Úc (The Australian Defence Force-ADF) đã tiết lộ thiết bị mô phỏng bay mới nhất chạy trên cụm máy chủ (clusters) dùng bộ xử lý Operon của AMD, hệ điều hành Suse Linux và một môi trường đồ họa nguồn mở.

Thiết bị này tạo nên một thế giới ảo cho phép các phi công trải nghiệm các tình huống chiến đấu thực mà không phải rời mặt đất.

Greg Combet, bộ trưởng Quân lực, Vật tư và Khoa học Quốc phòng nói thiết bị mới sẽ tạo ra “những kinh nghiệm thực và ảo cho các phi công và nhân viên điều hành bay”.

“Bằng cách tái tạo các hoàn cảnh thực tế trong một môi trường ảo, thiết bị cho phép diễn tập và đánh giá các hoạt động không chiến với chi phí giảm đi rất nhiều và không đặt các phi công vào những tình huống nguy hiểm”

Người phát ngôn bộ Quốc phòng cho biết thiết bị sẽ khởi động trong 30 giây, dùng cụm máy chủ Opteron 2218 4 lõi, card màn hình nVidia Quadro FX 5600G. Các bộ mô phỏng bay và khí động học chạy trên nhiều máy chủ dùng bộ xử lý Opteron 8 lõi.

Tất cả các máy chủ trong cụm (cluster) chạy hệ điều hành Suse Linux. Khác với các cụm máy chủ Linux truyền thống tập trung vào thông lượng dữ liệu, cụm máy chủ này chú trọng đến tốc độ đáp ứng theo thời gian thực bằng cách dùng các tính năng của nhân Linux như khóa bộ nhớ (memory locking), lập lịch thời gian thực (real-time scheduling) và truyền dữ liệu có độ trễ thấp (low-delay communication).

Phần mềm quan sát được viết trong OpenGL dùng các engine đồ họa nguồn mở và đóng, dựa rất nhiều vào các chương trình OpenGL Shader Language để tạo các hiệu ứng như các đám mây, khói và cây cối.