Kải tiến kách fiên âm tiếng Việt, tại sao không?

(Post này thử ngiệm thay PH bằng F, Đ bằng D, C ở đầu từ bằng K, D bằng Z, GI bằng J, QU bằng KO, NGH bằng NG)

Mới dây tôi kó dọc dược hai bài viết liên tiếp trên báo Người Lao độngVietnamNet dề xuất việc kải tổ bảng chữ kái tiếng Việt. Bài viết dó gợi lại dúng diều mà tôi dã thử ngịch cách dây nhiều năm: kải tiến kách fiên âm tiếng Việt.

Zùng kác chữ kái latinh dể fiên âm tiếng Việt là kông trình kủa kác jáo sỹ châu Âu kách dây gần 300 năm nhằm mục dích truyền dạo zễ zàng. Và nó không fải là chân lý tuyệt dối, tối ưu dến mức không thể thay dổi, kải tiến dược.

Trước dây, tổ tiên ta dã từng zùng chữ Hán dể fiên âm tiếng Việt và tạo ra chữ Nôm. Một thời jan zài, chữ Nôm bị khinh miệt “Nôm na là cha mách koé” cho dến khi ý thức tự kường zân tộc zùng nó dể tạo ra những tác fẩm bất hủ “Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của Nguyễn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam quốc sử diễn ca đến Đoạn trường tân thanh; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, truyện thơ lục bát với Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra thi ca hát nói của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, và không ít những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Kim thạch kỳ duyên, Nữ tú tài, v.v. Đó là chưa kể những vở tuồng hoặc chèo cũng được soạn bằng chữ Nôm.” (Theo Wikipedia)

Ngay chữ Hán fồn thể tồn tại ổn dịnh suốt từ thế kỷ 5 dến nay kũng dã dược chính kuyền mới kải tiến thành chữ Hán jản thể hiện dược zùng chính thức tại Trung kuốc.

Nếu dể ý thì trong kác bài viết kủa mình, chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên “viết sai chính tả” như ví zụ zưới dây:

Và kả kuốn “Dường Kách mệnh” nữa. Tiếc là không search dược nguyên bản dể xem bên trong.

Nhưng một cái blog chuyên về Fần mềm tự do nguồn mở thì nêu việc này lên làm zì?

Tinh thần chủ dạo kủa fong trào là “Tự do – Free”, open-minded: tự zo, fóng khoáng, tìm tòi, khám phá, ủng hộ kái mới, không muốn bị trói buộc, gò bó vào những kái zì bất biến. Kũng chính tư tưởng này trước dây dã làm nảy sinh ra fong trào “Thơ mới” ở Việt nam, kác trường fái ngệ thuật hiện dại ở châu Âu và kả kuộc “Kách mạng tình zục” hiện dang ziển ra ở Việt nam nữa.

Bạn dọc post này nhức mắt lắm fải không? Bạn hãy nhớ lại những bước dầu tiên khi mới chuyển sang zùng Linux. Chỉ mới vài năm trước, fần mềm nguồn mở còn bị koi là “kăn bệnh ung thư” kia mà! Bản thân chữ “Kuốc ngữ” ta zùng hiện nay xuất hiện từ thế kỷ 16 mà dến tận dầu thế kỷ 20 mới trở thành chính thức. Fong trào Fần mềm tự do xuất hiện từ năm 1983, gần 30 năm sau mới có vị thế như bây jờ. Thói koen là môt kái khó bỏ, không riêng jì việc chuyển từ Windows sang Linux.

Ở dây tôi chưa muốn bàn dến chuyện kải kách thế nào cho hợp lý, kó nên triệt dể như kái post này không hay chỉ thay vài chữ thôi?. Tôi chỉ muốn ủng hộ một ý tưởng mới và không muốn koi Bill Gate kũng như kác jáo sỹ châu Âu ngày xưa là những ông thánh zuy nhất trong thế jới này.

(Tôi chỉ thử một post này thôi. Bắt những bạn dang dánh vật với Linux lại fải dánh vật với chữ ngĩa nữa thì gây khó khăn không kần thiết. Mà dể gõ dược nó không fải zễ. Các bộ gõ hiện nay có kiểm tra ngữ fáp dều không gõ dược kiểu này. Tôi zùng ibus kết hợp với kiểu gõ vi-telex-locdt dã nói vài lần trong blog này mới gõ dược)

10 thoughts on “Kải tiến kách fiên âm tiếng Việt, tại sao không?

  1. kái=cái, koi=coi, kác=các, tạm cho cũng được;

    Nhưng
    koen=quen có lẽ nên nghiệm lại: âm “oen” và “uen” đọc lên quả có khác nhau. Ví dụ “quại cho một quả” mà viết là “koại cho một koả” là đọc nghe không hay!

  2. Kũng là một ý hay dấy ! 🙂
    thế nhưng nếu qu = ko thì chữ quỉ viết sao nhờ : koỉ ? —> trông xấu kóa với lại sai âm. Hay là qu = kw có vẻ hợp lý hơn ? Ví zụ: kwỉ = quỉ, kwại cho một kwả, kwen = quen … ? hihihi 🙂

    Dề xuất:
    1. Tận zụng một số ký tự hiện bị bỏ “hoang fế” trong bảng cữ kái, số còn lại vẫn jữ nguyên không dổi. Ví zụ:
    z = d
    j = gi
    k = c —> c = ch
    f = ph
    kw = qu
    2. Rút gọn những fụ âm kwá zài. Ví zụ:
    ngh = ng —> ngĩ ngợi, ngành ngề …
    gh = g —> gế ngồi, gen tị …

    Sau kùng:
    Những jì mới mẻ nhưng khác với thói kwen dã thâm kăn kố dế thì lúc dầu hay bị ném dá và cém jó … :D. Như linux và
    foss cẳng hạn, kải kách cữ viết kũng sẽ không fải là ngoại lệ.

    p/s: trong bài post này bác ZXC232 kó vài cỗ (ít thôi) viết sai cính tả cữ viết zự kiến kải kách (zo cưa kwen hehehe …) !!!

    Send xong kái comment này thế nào kũng sẽ kó bác nhảy vào ném dá em co mà xem 😀

    • 1- quỷ -> kủy, quại -> koại, quen -> koen, quần -> kuần
      2- CH mà thay bằng C thì hơi quá đà. C và K vốn cùng âm, ngay việc có nên thay C ở đầu từ bằng K không cũng phải xem kỹ.
      3- W thì tôi nghĩ là không nên dùng.
      Tóm lại là không nên cực đoan quá, chỉ thay những gì hợp lý thôi. Vụ này ở tầm nhà nước nên tổ chức nghiên cứu kỹ rồi đưa ra cho quần chúng ném đá.
      Bây giờ dùng máy tính, phần mềm là chuyện đương nhiên. Nhưng ngày xưa tán được sếp về vai trò tin học toát mồ hôi.
      Cái gì mới bao giờ cũng thế. Bác Kim Ngọc là tiêu biểu. Bản thân tôi cũng trả giá đắt cho cái máu Đông Ki sốt của mình rồi.

  3. Chữ la-tinh, chữ Xi-ri-lích ở Nga cùng một số nước Đông Âu, chữ Ả-rập, chữ Do Thái đều có chung một tổ tiên. Về cơ bản chúng dùng để ghi chép lại các ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính, đa âm tiết, vô thanh điệu. Chữ la-tinh hoàn toàn không phù hợp để ghi lại các ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu điển hình như tiếng Việt. Một ví dụ là trên thực té trong tiếng Việt “n” ở đầu và cuối chữ “nan” là hai âm tiết khác nhau nhưng trong các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu thì là một. Những người phương Tây đặt ra chữ quốc ngữ không phải là những nhà nghiên cứu ngôn ngữ lại không hải là dân bản xứ nên họ ngộ nhận chúng là hai âm giống nhau (tưởng rằng cũng như ngôn ngữ phương Tây.). Chính vì thé trong ngôn ngữ phương Tây có hiện tượng nối âm, chẳng hạn “mim ala” đọc thành “mi ma la” còn tiếng Việt thì không thể.

    Việc nghĩ ra chữ viết là cực kỳ phức tạp không hề đơn giản. Chính vì vậy mà tất cả các loại văn tự quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay chỉ xuất phát từ ba loại văn tự gốc mà thôi. Người ta có xu hướng sao phỏng chỉnh sửa lại các loại chữ viết sẵn có để dùng thay vì tự tạo ra loại chữ viết hoàn toàn mới.

    Nếu có thê thì chúng ta nên tự tạo ra một loại chữ viết phù hợp với tiếng Việt. Việt Nam chẳng có lấy bất kỳ loại văn tự riêng có nào của mình toàn đi vay mượn của nước ngoài.

    • [quote]”Việt Nam chẳng có lấy bất kỳ loại văn tự riêng có nào của mình toàn đi vay mượn của nước ngoài.”[/quote]
      Cái này thì thuộc đặc điểm lịch sử và truyền thống dân tộc rồi. Đại đa số từ ngữ chúng ta dùng hiện nay là từ Hán-Việt. Lịch sử thì mấy nghìn năm, nhưng di sản văn hóa phải nói thật là nghèo. Bạn chỉ cần so kiến trúc chùa chiền Việt với Thái, Lào, … và nhiều thứ khác nữa cũng thấy. Có lẽ vì cha ông ta rơi vào những cuộc nội, ngoại chiến liên miên.
      Bây giờ mà tạo ra một loại chữ viết riêng thì quá muộn và có lẽ không cần thiết. Ta chỉ cần cải tiến hợp lý cái đã có cũng đủ dùng rồi và đớ tốn kém.
      Trong những cái mà tôi đã thử ở post này, có lẽ việc thay c bằng k nên bỏ đi. Những cái còn lại thì thay được.

  4. Đúng là “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Chữ kái = cái.. thì mục đích đạt được của việc cải cánh này là gì vậy ? Cho vui và thể hiện phong cách riêng của mình như các em 9x. Hay để đổi mới như học theo “cuộc các mạng tình dục” của châu âu nhỉ ? Ủng hộ một ý tưởng mới là điều tốt, nhưng còn phải xem xét xem ý tưởng đó như thế nào. Có bác nào ủng hộ ý t tưởng mới là “Khỏi phải mặc quần áo vào mùa hè” Không ! Như thế nhà nước tiệc kiện được kha khá tiền bạc và nhận lực để phát triển ngành may mặc trong nước đó, chỉ xuất khẩu thôi ^^

  5. Lý do cho việc cải tiến này là gì? Nếu cái lý do không giúp được tiết kiệm được thời gian và tiền bạc thì nên quên cái gọi là cải cách này đi.
    Tôi có thể tưởng tượng cải cách này chẳng giúp ích được gì cho xã hội. Cùng lắm là giúp cho các em học sinh có thêm nhiều điểm kém vì sẽ có quá nhiều lỗi chính tả vì phải viết theo lối mới.
    Thật vớ vẩn!!!

Bình luận về bài viết này