Đánh giá mức độ minh bạch và mở của chính phủ Mỹ

Đánh giá mức độ minh bạch và mở của chính phủ Mỹ.

Tháng 1/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành chỉ thị “Chính phủ minh bạch và mở” (Transparency and Open Government) trong đó xác định ba vấn đề then chốt mà chính phủ phải thực hiện:

  • Minh bạch (transparency): các cơ quan chính phủ phải sử dụng các công nghệ mới nhanh chóng công bố online các hoạt động và quyết định của mình dưới dạng sao cho công dân có thể dễ dàng tìm và sử dụng.
  • Tham gia (participatory): các cơ quan chính phủ phải tạo điều kiện, khuyến khích công dân tham gia vào quá trình làm chính sách để tăng tính hiệu quả và cải thiện chất lượng chính sách.
  • Hợp tác (collaboration): Các cơ quan chính phủ phải dùng các công cụ, phương pháp, hệ thống mới để hợp tác với nhau ở tất cả các cấp, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân.

Tháng 12/2009, cục Quản lý và Ngân sách thuộc văn phòng Tổng thống ban hành một chỉ thị và kế hoạch (Directive and Open Government Plans) quy định rõ thời hạn các công việc phải làm để triển khai chỉ thị trên

Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện chỉ thỉ và kế hoạch đó. Mới đây, tổ chức “Nguồn mở cho nước Mỹ” (Open Source for America – OSFA) – là một tổ chức của các nhà lãnh đạo công nghệ, các hội phi chính phủ, các viện nghiên cứu và trường đại học có mục đích thúc đẩy việc sử dụng công nghệ nguồn mở trong chính phủ Mỹ vừa công bố một bản báo cáo (The Federal Open Technology Report Card) đánh giá tính minh bạch và mở của chính phủ Mỹ.

Bản báo cáo này dựa trên 7 nhóm tiêu chuẩn đánh giá ba vấn đề nói trên do OSFA đưa ra:

  1. Có công bố ngân sách
  2. Có công bố số người truy cập website
  3. Có các công cụ để công dân phản hồi ý kiến (wiki, forum, email, …)
  4. Cung cấp thông tin cho dân theo luật Tự do thông tin (Freedom of Information Act)
  5. Công bố các mẫu biểu theo tiêu chuẩn định dạng mở (open format) và nhận nhiều dạng file của công dân gửi tới.
  6. Quy chế, chính sách mua sắm phần mềm có quy định phải tính Tổng chi phí sở hữu phần mềm (Total cost of ownership), quy định công nghệ nguồn mở là một phương án lựa chọn, cho phép công bố mã nguồn.
  7. Đã công bố mã nguồn phần mềm của cơ quan, có hướng dẫn, giải thích rõ phần mềm nguồn mở là một phương án lựa chọn.

Bốn nhóm tiêu chuẩn đầu liên quan đến tính công khai, minh bạch và khả năng tham gia làm chính sách của công dân. Ba nhóm tiêu chuẩn cuối liên quan đến khả năng hợp tác giữa các bộ qua việc dùng các tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở.

Tổng cộng có 25 câu hỏi, được đánh trọng số khác nhau. Trong đó các câu hỏi liên quan đến tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở được đánh trọng số cao nhất. Căn cứ vào các câu trả lời của các cơ quan chính phủ và điểm tính được, báo cáo xếp hạng tính mở của 15 bộ và cơ quan ngang bộ như sau:

  • Bộ Quốc phòng (82%)
  • Bộ Năng lượng (72%)
  • Bộ Y tế (55%)
  • Bộ An ninh nội địa (55%)
  • Bộ Giao thông (53%)

Các bộ tiếp theo: bộ Cựu chiến binh (49%), bộ Nông nghiệp (47%), bộ Nhà ở và Phát triển đô thị (45%), bộ Ngoại giao (44%), … và thấp nhất là bộ Nội vụ (37%).

Bộ Quốc phòng được xếp hạng đầu không có gì là lạ. Một số bài viết trên blog này đã cho thấy bộ Quốc phòng Mỹ là nơi đang tích cực dùng phần mềm nguồn mở nhất (nhấn vào thẻ Bộ QP Mỹ ở cột bên phải để xem)

Bảng tổng hợp các câu hỏi và điểm xem tại http://opensourceforamerica.com/photos/ReportCard-RawData.ods.

Các tài liệu tham khảo khác:

Nguyên bản tiếng Anh:

www.prweb.com/releases/prweb2011/01/prweb4969554.htm

1 thoughts on “Đánh giá mức độ minh bạch và mở của chính phủ Mỹ

  1. Pingback: Niềm hy vọng đầu năm mới 2012 | ZXC232-Phần mềm tự do nguồn mở – Free and open source software

Bình luận về bài viết này