Một Android Wallpaper có thể gửi dữ liệu của bạn về Trung quốc

Một Android Wallpaper có thể gửi dữ liệu của bạn về Trung quốc.

Hãng an ninh cho các thiết bị di động Lockout vừa phát hiện ra một ứng dụng wallpaper trong kho phần mềm Android Market có thể chứa malware.

Android là hệ điều hành Linux do Google xây dựng dành cho các smartphone. Nó dùng nhân Linux và các phần mềm nguồn mở GNU giống như các bản Linux khác. Thị trường Android hiện đang tăng trưởng rất nhanh, tới 886%, tính cho cả năm, trong quý 2 năm 2010.

Google cho biết, mỗi tháng gần đây, trung bình có 200.000 máy Android được kích hoạt.

Android hiện được dùng trong các smartphone của HTC, Motorola, Samsung, Sony Ericsson và LG.

Ứng dụng nói trên tạo ra các wallpaper “Star Wars” và “My Little Pony.” Nó thu thập số điện thoại, mã đăng ký, số voicemail và gửi về site www.imnet.us, chủ nhân của site này là một người ở Thâm quyến, Trung quốc.

Ứng dụng này đã được download về khoảng từ 1-4 triệu lần. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu và chưa thể khẳng định đó có phải mã độc cố tình không.

Lockout xây dựng một hệ thống quét kiểm tra các kho phần mềm của Android và iPhone. Hãng cũng phát hiện được nhiều ứng dụng khác truy cập đến các dữ liệu cá nhân của chủ điện thoại. Đặc biệt, trong các ứng dụng miễn phí, có 29% ứng dụng Android và 33% ứng dụng iPhone có thể truy cập đến vị trí địa lý của người dùng.

Việc tăng trưởng mạnh của Android thu hút sự chú ý của hacker. Và như vậy, vấn đề virus trên Linux sẽ bắt đầu trở nên sôi động và cần chú ý. Có điều với sức đề kháng tự nhiên của Linux, virus có nhiều và gây tai họa được như Windows không thì phải chờ xem hồi sau sẽ rõ.

7 thoughts on “Một Android Wallpaper có thể gửi dữ liệu của bạn về Trung quốc

  1. Bắt đầu ủng hộ vấn đề kiểm duyệt trc khi đưa ưng dụng vào kho android. Mình nghĩ GG chỉ cần ko quá đáng như Apple là đc thôi.

  2. Đừng lo gì cả. Dữ liệu cá nhân của mình về đâu chứ về Thâm Quyến thì cũng là láng giềng tốt cả. Họ đọc chơi cho biết rồi lại dùng nó để gia tăng hữu hảo, hướng tới tương lai thôi mà.

  3. Cái này nguy hiểm đây , nhiều khi nó điều tra ra cả tài khoản ngân hàng chứ chả phải là giỡn chơi đâu .

  4. Cũng không lo nốt. Tiền chạy qua kia bất quá chỉ như bỏ túi này sang túi nọ thôi. (Có điều khá phiền là túi nọ bỏ sang túi này thì hơi bị khó, phải năn nỉ hay phải chịu OK cái gì đó mới làm được)

  5. Thì cũng giống như bố với con thôi mà. Lâu lâu ông bố muốn kiểm tra xem thằng con mình dạo này tình hình ăn ở, sinh hoạt, làm ăn của nó như thế nào, có khấm khá không, để còn yêu cầu nó “chu cấp” hhehehe … 😀

  6. Pingback: Rootkit và cách phòng chống « ZXC232-Phần mềm nguồn mở – Linux

Bình luận về bài viết này