Các ưu điểm của phần mềm nguồn mở theo bộ Quốc phòng Mỹ.

Các ưu điểm của phần mềm nguồn mở theo bộ Quốc phòng Mỹ.

Trong một post trước “ BỘ QUỐC PHÒNG MỸ ĐẨY MẠNH VIỆC DÙNG PHẦN MỀM NGUỒN MỞ có nhắc đến một công văn của bộ QP Mỹ giải thích, làm rõ một số vấn đề nhằm thúc đẩy việc ứng dụng PMNM trong bộ. Dưới đây là chi tiết trong công văn đó, theo quan điểm của bộ thì PMNM có những ưu điểm gì nên xem xét khi lựa chọn phần mềm (phụ lục 2, điều 2, mục b, (1)).

(Cần chú ý đây là những đánh giá của bộ QP Mỹ trong chỉ đạo chọn lựa phần mềm dùng cho chính bộ đó, tức là dùng trong quân đội Mỹ. Vì vậy nó phải đúng, chắc chắn, không phải như các phân tích, nhận xét của một cá nhân hay một fan Linux . Nếu sai, sự nghiệp của người ký công văn này cũng đi đời. Mặt khác, hướng dẫn này cũng chỉ để đưa PMNM vào xem xét, cân nhắc ngang bằng với PMNĐ khi mua sắm, không có nghĩa là bộ QP Mỹ chủ trương dùng hoàn toàn PMNM)

Để dễ hiểu, tôi diễn dịch thoát lấy ý và có giải thích thêm. Nguyên bản xem ở đây :

Phụ lục 2, điều 2, mục b, (1): Khi tiến hành tìm hiểu thị trường phần mềm cho bộ, nên xem xét các khía cạnh tích cực (positive aspects) dưới đây của PMNM:

  1. Về độ tin cậy và tính an ninh của phần mềm:

    1. PMNM có mã nguồn để công khai trên Internet nên được rà soát liên tục bởi nhiều người. Còn phần mềm nguồn đóng (PMNĐ), việc rà soát mã nguồn chỉ do nhóm phát triển phần mềm với biên chế có hạn thực hiện. Vì vậy khả năng phát hiện lỗi và các lỗ hổng an ninh của PMNM cao hơn.

    2. Khi đã phát hiện lỗi và lỗ hổng an ninh, PMNM có đông đảo các nhà lập trình tham gia sửa, nên sẽ sửa nhanh hơn.

    3. Từ hai lý do trên, độ tin cậy và tính an ninh của PMNM cao hơn PMNĐ.

Đáng chú ý là Phủ Tổng thống Mỹ khi dùng PMNM cũng nêu ưu điểm này (xem tại đây ).

  1. Về khả năng thay đổi để thích ứng nhanh với yêu cầu sử dụng: bộ QP là cơ quan luôn luôn phải đáp ứng nhanh hơn với những tình huống, nhiệm vụ thay đổi, với những mối đe dọa mới trong tương lai. Khi đó, phần mềm cũng phải thay đổi theo và phải thay đổi nhanh. PMNM có mã nguồn có thể thay đổi không hạn chế cho phép bộ làm được điều đó. Nếu là PMNĐ thì phải thương lượng với nhà cung cấp.

  2. Về khả năng độc lập với nhà cung cấp: do mã nguồn công khai, nhiều nhà cung cấp có thể tìm hiểu để làm chủ phần mềm. Do đó PMNM có thể được vận hành và bảo trì bởi nhiều nhà cung cấp. Ngược lại với PMNĐ, chỉ người viết ra nó mới hiểu rõ. Vì vậy khả năng lựa chọn nhà cung cấp PMNM rộng hơn. Khi cần, bỏ nhà cung cấp này, chọn nhà cung cấp khác cho cũng phần mềm đó dễ dàng hơn. Việc phụ thuộc vào vài nhà cung cấp PMNĐ có phần mềm phù hợp giảm đi nhiều.

  3. Về phạm vi áp dụng: Giấy phép sử dụng PMNM không hạn chế người sử dụng cũng như lĩnh vực sử dụng. Do đó khi cần, có thể cung cấp nhanh phần mềm đó cho những người sử dụng mới. Ngược lại, giấy phép sử dụng PMNĐ có những quy định chặt chẽ, ví dụ, là giấy phép cấp cho cơ quan A dùng vào mục đích đào tạo chẳng hạn. Khi cần mở rộng phải mua giấy phép khác.

  4. Về chi phí sử dụng: Phí sử dụng PMNĐ thường tính theo đầu máy tính. Phí sử dụng PMNM (nếu có) không tính theo kiểu đó. Ví dụ bản Red Hat Desktop tính phí hỗ trợ 80$/năm, không hạn chế số lượng máy cài. Vì vậy, khi số người dùng không dự kiến trước được thì dùng PMNM lợi hơn vì cài thêm cho nhiều máy mà không bị tăng phí. Những phần mềm có thể dùng cho nhiều bộ, trách nhiệm bảo trì có thể được chia sẻ giữa các bộ và do đó bộ QP giảm bớt được chi phí sở hữu. Đặc biệt khi so với những phần mềm mà chỉ mình bộ QP phải chịu trách nhiệm bảo trì.

  5. Thử nghiệm nhanh: PMNM đặc biệt thích hợp để tạo mẫu (prototyping) và thử nghiệm nhanh. Vì vậy, những trường hợp cần có bản chạy thử (test drive) với chi phí nhỏ nhất và thời gian nhanh nhất thì PMNM là rất phù hợp.

Các quan chức Việt nam nên tham khảo những lập luận này.

1 thoughts on “Các ưu điểm của phần mềm nguồn mở theo bộ Quốc phòng Mỹ.

Bình luận về bài viết này